KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG CON – NHỮNG BÍ QUYẾT KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT
Sầu riêng là loại cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng tại các nước Đông Nam Á. Ngoài giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều protein, chất béo, vitamin A, sắt… nó còn là loại quả có hương vị “đặc trưng” vô cùng khó quên. Cây sầu riêng mang lại giá trị kinh tế cao, nên thường được bà con nông dân ưu tiên lựa chọn gắn bó. Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con là một trong kỹ thuật quan trọng nhất quá trình canh tác, đòi hỏi kiến thức của bà con về điều kiện sinh trưởng cũng như chăm sóc khá chặt chẽ.
ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
Khí hậu: Sầu riêng là loại cây trồng ưa nóng ẩm, nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp (24 - 300C), nhiệt độ quá thấp sẽ khiến sầu riêng, nhất là cây sầu riêng con ngừng sinh trưởng. Lượng mưa bình quân là 2000 mm đều trong năm. Nếu khô hạn kéo dài phải đảm bảo việc cung cấp nước cho cây nhưng tránh đọng nước ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây. Tức là mùa khô phải được giữ ẩm còn mùa mưa thì phải ráo.
Đất: Cây sầu riêng con có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là loại đất dễ thoát nước như đất thịt, đất phù sa hay đất đỏ bazan với độ pH lý tưởng từ 6 - 6,5.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG CON VÀ CÁC NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN
Kỹ thuật : Chăm sóc cây sầu riêng con không khó nhưng đòi hỏi phải bỏ thời gian, công sức, đặc biệt ở thời kì đầu khi cây sầu riêng còn nhỏ bà con cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Cây sầu riêng con khi đưa từ bầu cây xuống đất nên được lấp đất vừa qua mặt bầu, ém đất xung quanh gốc nhưng không nén sát vào gốc cây.
- Dùng cọc cắm dọc theo thân chính của cây sầu riêng con rồi cột dây giữ cho cây thẳng đứng hạn chế gió làm lung lay gốc cây.
- Bà con có thể dùng rơm hoặc cỏ khô phủ kín gốc cây một lớp 10 - 20 cm, cách góc 10 -15 cm để giữ ẩm và hạn chế xói mòn đất khi tưới. Vào mùa khô, cây sầu riêng con phải được tưới ướt thân và lá vào sáng sớm hoặc xế chiều 1-2 lần/tuần. Còn mùa mưa, phải chú ý công tác thoát nước để tránh tình trạng cây bị ngập úng. Tuy nhiên nên giữ cho gốc cây sầu riêng con khô ráo để giảm sự xâm nhập của các loại nấm bệnh.
- Trồng cây chắn gió xung quanh vườn: Bộ rễ của cây sầu riêng con chưa ăn sâu vào đất, cành còn khá giòn, việc trồng cây chắn gió có độ cao thích hợp sẽ giúp bảo vệ trong quá trình chăm sóc cây sầu riêng con không bị ngã đổ.
- Làm cỏ: Khi cây sầu riêng còn nhỏ cỏ dại sẽ phát triển rất mạnh, bà con nên diệt cỏ bằng tay, máy cắt cỏ hoặc dùng thuốc hóa học. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc bà con nên chú ý việc che chắn để tránh việc cây sầu riêng con bị ảnh hưởng bởi thuốc diệt cỏ.
- Cây sầu riêng con cần bóng râm: Bà con có thể dùng vật liệu tại nhà như tàu lá dứa, cành khô để che mát cho cây, nhưng không che quá 50% ánh sáng. Sau khi qua một mùa khô thì loại bỏ dần vật liệu này để cây tự phát triển và vươn theo hướng sáng.
- Trồng xen canh: Sầu riêng là cây lâu năm, khi cây sầu riêng còn nhỏ đất thường rất trống, bà con có thể trồng xen thêm những cây ngắn ngày như cây họ đậu hay rau màu, thậm chí là cây chuối, vừa giúp che phủ đất vừa tạo bóng mát cho cây sầu riêng con phát triển.
>> Bài liên quan:
TRỒNG CÂY SẦU RIÊNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG KỸ THUẬT - CÂU HỎI LỚN CỦA BÀ CON |
Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng con: Sầu riêng, nhất là cây sầu riêng con đòi hỏi lượng chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Dưới đây là một số loại phân bón mà bà con có thể sử dụng cho cây sầu riêng con:
- Phân hữu cơ dạng nước: Sau khi trồng xong tiến hành phun phân bón lá theo định kỳ 3 lần/tháng trong suốt 6 tháng đầu, trong 6 tháng tiếp theo phun 2 lần/tháng, từ 1-3 năm tuổi là 1 lần/tháng. Cây sầu riêng con còn yếu, rễ - cành - lá dễ tổn thương, bà con lưu ý không nên quá lạm dụng phân vô cơ, tránh tình trạng cây sầu riêng bị cháy lá, thối rễ, nhũn cành dẫn đến chết non. Theo xu hướng phát triển nông nghiệp sạch bền vững, hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng phân bón hữu cơ sinh học dạng nước rất dễ hấp thu, cung cấp dưỡng chất cho lá mà không chứa chất độc hại.
- Phân hữu cơ dạng bột: Bà con nên sử dụng phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ vi sinh, nhất là kết hợp với phân lân trong giai đoạn bón lót. Vi sinh vật có lợi hoạt động trong phân hữu cơ sẽ giúp tạo dinh dưỡng cho cây sầu riêng con thông qua việc tổng hợp chất hữu cơ từ đất, nước, không khí... Lượng phân hữu cơ vi sinh sử dụng khoảng 10-15kg/cây/năm, mỗi năm bón cho cây sầu riêng một lần vào đầu mùa mưa bằng cách đào rãnh rộng 10-20 cm và sâu 10-20 cm xung quanh gốc theo độ rộng của tán cây kết hợp với bón phân vô cơ liều lượng hợp lý.
Trước đây, bà con có thói quen sử dụng phân chuồng tươi chưa ủ hoai để bón trực tiếp cho cây sầu riêng, trong đó có phân gà tươi vì hàm lượng đạm, kali trong phân gà khá dồi dào. Tuy nhiên, phân gà tươi chưa xử lý chứa khá nhiều vi sinh vật gây hại cho cây lẫn có mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống xung quanh và sức khoẻ của bà con. Thói quen này đang dần được thay đổi bởi hiện tại đã có rất nhiều dòng phân hữu cơ vi sinh hàm lượng tới 90% là phân gà nguyên chất ra đời.
Phân hữu cơ vi sinh góp phần nâng cao năng suất cây trồng lại không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người cũng như môi trường sinh thái. Thị trường đang tràn lan nhiều loại phân bón hữu cơ vi sinh giả, phân gà tươi sấy khô không có vi sinh kém chất lượng, nếu không may gặp phải sẽ gây hiện tượng ngộ độc đất, cạn kiệt dinh dưỡng, làm đất chai cứng, ... khiến bà con ít nhiều hoang mang trong việc chọn lựa. Bà con nên quan tâm tìm hiểu kỹ thành phần phân bón hữu cơ vi sinh và lựa chọn nhãn hiệu uy tín trước khi mua.
>> Bài liên quan: DINH DƯỠNG CHO CÂY SẦU RIÊNG - KHÔNG CHỈ LÀ PHÂN BÓN!
Qua bài viết trên, BioSacotec đã cung cấp đầy đủ chi tiết về KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG CON đạt hiệu quả, mong bà con nông dân sẽ áp dụng cụ thể và chính xác để đạt được hiệu quả kinh tế cao!
>> Bài liên quan:
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG – HIỂU BIẾT ĐỂ PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ HƠN
[html_block id="4017"]
Coi nguyên bài viết ở : KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG CON – NHỮNG BÍ QUYẾT KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT
Nhận xét
Đăng nhận xét